CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM


Văn học Việt Nam được hình thành dựa trên kết hợp giữa hai bộ phận văn học lớn của dân tộc là : VĂN HỌC DÂN GIANVĂN HỌC VIẾT
     1. Văn học dân gian:
      _ Là văn học truyền miệng, sáng tác tập thể của nhân dân lao động. Cũng có khi có sự tham gia của tầng lớp trí thức nhưng phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.
trung tam gia su tphcm

      _ Các thể loại chủ yếu: Thần thoại, Sử Thi, Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè truyện thơ, chèo.
      _ Những đặc trưng tiêu biểu: Tính truyền miệng, tính tập thể, gắn bó với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
     2.Văn học viết:
      Là sáng tác được ghi laị bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân và mang dấu ấn của tác giả.
     a. Chữ viết của văn học Việt Nam:
Chữ Hán là văn tự của người Trung Quốc (người Hán) mà người Việt ta mượn dùng bằng cách đọc theo âm Việt gọi là âm đọc Hán Việt, tức là chữ Hán đọc theo âm Việt. Chữ Nôm là chữ viết cổ của người Việt , dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ là loại chữ viết sử dụng chữ cái La Tinh để ghi âm tiếng Việt.Ở đầu thế kỷ XX ,một số tác giả sáng tác bằng chữ Hán , chữ Nôm và tiếng Pháp.Song về cơ bản, ó thể nói văn họcViệt Nam từ thế kỷ XX trở đi là nền văn học viết bằng chữ Quốc ngữ . Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ đều viết bằng tiếng Việt.
trung tam gia su tphcm


trung tam gia su tphcm

     b. Hệ thống thể loại của văn học viết :
      _Từ thế kỷ X đến hết TK XIX : Trong VH chữ Hán có 3 thể loại chính : văn xuôi , thơ , văn biền ngẫu. Ở VH chữ Nôm , phần lớn các thể loại là thơ và văn biền ngẫu.
      _ Từ đầu TK XX đến nay : ranh giới giữa loại hình và loại thể VH tương đối rạch ròi . Loiaj hình tự sự có tiểu thuyết , truyện ngắn , ký .Loại hình trữ tình có thơ trữ tình và trường ca . Loại hình kịch có nhiều thể loại như kịch nói, kịch thơ , ...