KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8-1945 ĐẾN HẾT TK XX


Văn học Việt Nam từ CMT8-1945 đến hết TK XX có thể chia làm hai thời kỳ chính:
      _Từ 1945 đến 1975: Văn học đặt trong bối cảnh đất nước còn chiến tranh.
      _Từ 1975 đến hết TK XX: Thời kỳ đất nước đã được lập lại hòa bình.
I. văn học Việt Nam từ CMT8-1945 đến 1975:
     a) Hoàn cảnh lịch sử:
- Đây là nền văn học thống nhất được tạo nền do đường lối của Đảng Cộng sản, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN
      - Có đặc điểm và tính chất của nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh. Ấy là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ kéo dài suốt ba mươi năm. Đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật.
      - Về văn hóa, giai đoạn này nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa (Liên xô, Trung Quốc).
     b). Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
      * Chặng đường từ 1945 đến 1954- Một số tác phẩm trong thời kì này đã phản ảnh được sự phấn chấn của nhân dân ta khi vừa giành được chủ quyền.
      - Về truyện, kí: Thành công tiêu biểu là những sáng tác của Trần Đăng (Trận phố Ràng, một lần tới thủ đô, Một cuộc chuẩn bị) và Nam Cao (Đôi mắt, Nhật kí ở rừng). Ngoài ra, còn phải kể đến những đóng góp của Kim Lân (Làng). Hồ Phương (Thư nhà). Siêu Hải (Voi đi) và Nguyễn Tuân (Tùy bút kháng chiến)…
     Sau đó là những tác phẩm dài hơn, phong phú, đa dạng hơn của Võ Huy Tâm (Vùng mỏ), Nguyễn Đình Thi (Xung Kích), Nguyễn Huy Tưởng (Kí sự Cao Lạng), Tô Hoài (Truyện Tây Bắc), Nguyễn Văn Bổng (Con trâu).
      - Về thơ: Tiêu biểu có Hồ Chí Minh (Cảnh khuya, Rằm tháng riêng), Quang Dũng (Tây Tiến), Hoàng Cầm (Bên kia sông đuống), Nguyễn Đình Thi (Đất nước), Tố Hữu (Việt Bắc), Chính Hữu (Đồng Chí)…
      * Chặng đường từ 1955 đến 1964
      - Văn xuôi: có thể kể đến Nguyễn Ngọc (Đất nước đứng lên), Nguyễn Huy Tưởng (Sống mãi với thủ đô), Hữu Mai (Cao điểm cuối cùng), Lê Khâm (Trước giờ nổ súng), Tô Hoài (Mười năm), Nguyễn Đình Thi (Vỡ bờ), Nguyên Hồng (Cửa biển).Văn xuôi được đánh giá là lĩnh vực phát triển mạnh nhất trong thời kỳ này.
       - Thơ: Nở rộ với những tập thơ thể hiện cảm hứng đẹp ễ về chủ nghĩa xã hội hoặc đấu tranh thống nhất đất nước như Gió Lộng (Tố Hữu), Riêng chung (Xuân Diệu), Trời mỗi ngày mỗi sáng (Huy Cận), Ánh sáng và phù sa (Chế lan viên), Bài thơ Bắc Hải (Nguyễn Đình Thi), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông), Gửi miền bắc (Tế Hanh)…
       * Chặng đường từ 1965 đến 1975
      - Văn xuôi: Viết ngay tại miền Nam chiến đấu: Sống như anh (Trần Đình Văn), Hòn Đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Mẫn và tôi (Phan Tứ). Viết ở miền bắc: Vào lửa (Nguyễn Đình Thi), Dấu chân người tình (Nguyễn Minh Châu). Vùng trời (Hữu Mai)…
      - Thơ ca: Thu hoạch nhiều thành tựu đáng kể . Những nhà thơ thế hệ trước như: Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,… lớp kháng chiến chống Pháp như: Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông, những gương mặt trẻ như: Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa,… làm thành một dàn hợp xướng hào hùng, chất suy tưởng sâu lắng, giàu tính chính luận.
      - Kịch cũng để lại nhiều dấu ấn đáng trân trọng.
      - Văn học đô thị miền Nam cũng phát triển vượt bậc với nhiều thành tựu đặc sắc.
     c) văn học Việt Nam từ 1945-1975 có mấy đặc điểm cơ bản sau:
      - Văn học có quan hệ mật thiết với vận mệnh chung đất nước, tập trung hai đề tài chính là  Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội. Đề tài bao trùm của văn học là Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
      - VH phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: VH giai đoạn này đậm chất sử thi và in đậm dấu ấn thời đại. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã dáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của văn học trong giai đoạn này.
II: Vài nét về văn học việt nam từ 1975 đến cuối TK XX:
     a) Hoàn cảnh lịch sử xã hội và văn hóa:

Không có nhận xét nào: