VĂN NGHỊ LUẬN 

Các kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn THCS

I. Nghị luận chứng minh 
II. Nghị luận giải thích

III. Nghị luận văn học 

Nghị luận văn học là trình bày các nhận định đánh giá, cảm nhận về một tác phẩm văn học cụ thể hay một phương diện nào đó của tác phẩm văn học như: tư tưởng, chủ đề, nhân vật, hình ảnh, nghệ thuật, …
Nghị luận văn học có hai hình thức cơ bản: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
A. Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
    1. Bố cục của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện: 
      a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về vấn đề nghị luận.
      b. Thân bài: 
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Lần lượt làm sáng tỏ các luận điểm. (Phân tích, giải thích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. Sử dụng các thao tác nghị luận và yếu tố biểu đạt hỗ trợ phù hợp)
      c. Kết bài: 
- Khẳng định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Có thể liên hệ thực tế bản thân.

B. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

    1. Bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
      a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về đoạn thơ, bài thơ.
- Khái quát về nội dung, cảm xúc của đoạn thơ, bài thơ.
- Trích dẫn nếu là đoạn thơ ngắn.
      b. Thân bài:
- Lần lượt trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. (Phân tích, bình luận chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực. Sử dụng các thao tác nghị luận và các yếu tố biểu đạt bổ trợ phù hợp).
      c. Kết bài: 
- Khẳng định, đánh giá chung về giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
- Có thể liên hệ trực tiếp bản thân.
Lưu ý: Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về đoạn thơ, bài thơ.

IV. Nghị luận xã hội

Văn bản nghị luận được tạo lập nhằm giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống. Người viết sẽ trình bày các tư tưởng, quan điểm của mình về vấn đề được đặt ra nhằm thuyết phục người đọc tán thành, làm theo.
Nghị luận xã hội có hai hình thức cơ bản: nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

A. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
    1. Bố cục của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
      a. Mở bài: 
Giới thiệu sự việc hiện tượng cần nghị luận (luận điểm tổng quát)
      b. Thân bài: 
- Gọi tên sự việc hiện tượng cần nghị luận.
- Chỉ ra biểu hiện cụ thể của sự việc cần nghị luận.
- Phân tích nguyên nhân của sự việc cần nghị luận
- Chỉ ra hậu quả hoặc lợi ích của sự việc cần nghị luận
- Đề xuất các biện pháp phát huy hoặc khắc phục. Bày tỏ ý kiến các nhân.
      c. Kết bài:
- Khẳng định lại sự việc cần nghị luận
- Liên hệ bản thân

2. Một số đề văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

Đề 1. Trường em có nhiều học sinh vượt khó học tốt. Em hãy viết bài văn nghị luận về sự việc hiện tượng trên.
Đề 2. Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
Đề 3. Hiện tượng nói tục trong học sinh hiện nay.
Đề 4. Em có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở một số bạn trẻ hiện nay.
Đề 5. Em có suy nghĩ về hiện tượng sùng thần tượng hiện nay trong giới trẻ.
Đề 6. Nêu suy nghĩ của em về tác hại của việc hút thuốc lá.
Đề 7. Hiện tượng nghiện game trong giới trẻ hiện nay.


B. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
    1. Bố cục của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
      a. Mở bài: 
Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận (Luận điểm tổng quát)
      b. Thân bài:
- Giải thích khái niệm (Trả lời câu hỏi: Là gì?)
- Chỉ ra biểu hiện cụ thể của tư tưởng đạo lí cần nghị luận.
- Phân tích nguồn gốc, nguyên nhân của tư tưởng đạo lí cần nghị luận.
- Chỉ ra mặt đúng – sai, lợi – hại của tư tưởng đạo lí cần nghị luận.
- Đề xuất các biện pháp phát huy hoặc khắc phục. Bày tỏ ý kiến các nhân.
      c. Kết bài: 
Khẳng định giá trị của tư tưởng đạo lí cần nghị luận.

Không có nhận xét nào: